HomeTin tứcÝ nghĩa của quốc kỳ Nhật Bản

Ý nghĩa của quốc kỳ Nhật Bản

1. Giới thiệu về quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản (Nisshoki) sở hữu vòng tròn đỏ trên nền lá cờ trắng. Vào ngày 27/2/1870, quốc kỳ Nhật Bản lần đầu tiên được biết đến với tên gọi Nisshoki. Mang ý nghĩa là ánh nắng của vầng mặt trời, nữ thần Amaterasu. Lá cờ được thiết kế theo hình chữ nhật, có hình tròn lớn nằm chính giữa màu đỏ với nền trắng xung quanh. Trong đó:

Quốc kỳ Nhật Bản và những điều bạn chưa biết

+ Vòng tròn đỏ: Tượng trưng cho mặt trời mọc

+ Nền trắng: Tượng trưng cho đức tính trung thực, ngay thẳng của con người Nhật Bản.

Lá cờ được thiết kế theo tỷ lệ 2:3 (trước đây là 7:10), tức là vòng tròn đỏ sẽ chiếm ⅗ chính giữa của quốc kỳ. 

2. Ý nghĩa của quốc kỳ Nhật Bản

Mặc dù mang thiết kế đơn giản, với hình tròn đỏ chính giữa lá cờ trắng. Tuy nhiên, quốc kỳ Nhật Bản lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt:

Tượng trưng cho mặt trời tại xứ sở mặt trời mọc

Quốc kỳ Nhật Bản với hình tròn đỏ chính giữa trên nền cờ trắng. Biểu tượng cho mặt trời mọc ở phương Đông. Chính vì thế, quốc kỳ Nhật Bản có tên chính thức là Nisshoki (Lá cờ mặt trời). Đó cũng là lý do vì sao Nhật Bản được coi là “đất nước mặt trời mọc”.

Biểu tượng cho mặt trời mọc

Biểu tượng cho nữ thần Amaterasu

Mặt trời đỏ chính là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu. Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu chính là vị thần mặt trời đã tạo ra nước Nhật Bản cách đây 2700 năm. Vì thế, đây cũng được coi là  tổ tiên của Thiên Hoàng đầu tiên. Và theo như các thư tịch cổ có ghi lại thì là cờ quốc kỳ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Và được dùng bởi tướng quân Nhật trong thế kỷ XII và dần trở nên phổ biến trong hoàng thất. 

Theo đó, quốc kỳ này được xem là biểu tượng cho nữ thần mặt trời Amaterasu.

Tượng trưng cho đức tính của người Nhật Bản

Ngoài ra, với màu trắng của nền cờ chính là biểu tượng cho đức tính tốt của người Nhật Bản. Đó là sự trung thực, ngay thẳng và nỗ lực không ngừng. Bởi quốc kỳ không chỉ là minh chứng cho một thời chiến tranh gian khổ của ông cha mà còn là đánh dấu về chủ quyền của dân tộc.

Quốc kỳ Nhật Bản với nền trắng, hình tròn đỏ

3. Sự thay đổi của quốc kỳ Nhật Bản qua từng giai đoạn

Trước khi có được hình ảnh quốc kỳ Nhật Bản với biểu tượng cho đất nước mặt trời mọc như ngày hôm nay thì quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua hai giai đoạn khác nhau. Bao gồm các thời kỳ:

Giai đoạn trước năm 1900

Trong giai đoạn 1900, hình ảnh quốc kỳ của Nhật Bản là hình tròn lớn màu đỏ chính giữa và các chữ Nhật được viết xung quanh. Đây là quốc kỳ đầu tiên của đất nước mặt trời mọc. Mặc dù từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVIII, nhưng hình ảnh quốc kỳ này vẫn chưa được công nhận là quốc kỳ chính thức. Tuy nhiên, chúng đã được xuất hiện rất gắn liền với cánh quạt của các Samurai và gắn liền với hoàng thất.

Quốc kỳ Nhật Bản giai đoạn trước năm 1900

Và cho đến năm 1854, khi có những quy định, lệnh về phân biệt thuyền của Nhật Bản và acsc quốc gia khác. Thì Hinomaru mới chính thức được xem là quốc kỳ đầu tiên của xứ sở hoa anh đào.

Giai đoạn sau năm 1900

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Nhật Bản đã sử dụng Hinomaru như một lời tuyên bố về đế quốc của chính mình. Theo đó, chính phủ Nhật Bản cũng yêu cầu người dân học thuộc bài quốc ca Kimigayo vào mỗi buổi lễ kéo cờ. Sau khi kết thúc chiến tranh thì mọi thứ dần bị bỏ quên. Cho đến ngày 13 tháng 8 năm 1999 thì luật pháp Nhật Bản mới chính thức công nhận Hinomaru là quốc kỳ. Và Kimigayo là bài quốc ca của đất nước mặt trời mọc này.

4. Những điều bạn chưa biết về quốc kỳ Nhật Bản

Phía trên là toàn bộ những ý nghĩa, thông tin về quốc kỳ Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu về đất nước xứ sở hoa anh đào này thì còn có rất nhiều thông tin mà bạn không nên bỏ qua:

Lá cờ Nhật xuất hiện từ khi nào?

Trong các tài liệu của lịch sử Nhật Bản ghi chép lại thì lá cờ Nhật Bản đã xuất hiện từ sự kiện Thiên hoàng Văn Vũ mở phiên xét xử vào năm 701 (thời kỳ Asuka). Trong phiên xét xử hình ảnh lá cờ treo chính là biểu tượng cho mặt trời, biểu tượng cho nữ thần Amaterasu. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu cho sự xuất hiện đầu tiên của lá cờ Hinomaru. 

Cờ Nhật có biến thể khác không ?

Câu trả lời là có. Biến thể đó là Húc Nhật Kỳ ( 旭日旗 – Kyokujitsuki), sử dụng trong chiến tranh thứ 2 (1939 – 1945) đại diện cho lực lượng quân sự của đế quốc Nhật Bản. 

Biến thể khác của quốc kỳ Nhật Bản

Tại sao quốc kỳ Nhật Bản lại chọn màu trắng đỏ?

Trong chiến tranh Genpei (1189 – 1185), cả hai gia tộc Taira và Minamoto đều sử dụng cờ Hinomaru để biểu tượng cho sức mạnh của mình. Tuy nhiên, gia tộc Taira sử dụng cờ nền đỏ, hình tròn vàng, còn gia tộc Minamoto lại sử dụng cờ nền trắng hình tròn đỏ. Theo đó, gia tộc Minamoto đã giành được chiến thắng, 1  samurai của phe Minamoto cũng đã bắn xuyên tâm mặt trời màu vàng của gia tộc Taira. Có lẽ chính điều này cũng đã tạo nên sự kiện thay đổi chọn màu cờ quốc kỳ của Nhật Bản. Bởi nó là biểu tượng cho sự may mắn, chiến thắng.

Tại sao quốc kỳ Nhật Bản lại chọn nền trắng, hình tròn đỏ?

Cờ trắng đỏ được công nhận là quốc kỳ của Nhật Bản từ khi nào?

Mặc dù đã được sử dụng phổ từ thời Minh Trị. Tuy nhiên, phải đến ngày 13 tháng 8 năm 1999 thì Nisshoki mới chính thức được công nhận là quốc kỳ của Nhật Bản. Lúc này thì quốc kỳ của Nhật Bản cũng được thay đổi về tỷ lệ chiều rộng dài. Cụ thể, lá cờ được thiết kế theo tỷ lệ 2:3 (trước đây là 7:10), tức là vòng tròn đỏ sẽ chiếm ⅗ chính giữa của quốc kỳ. 

Cờ Nhật từng được hỏi mua lại với giá hơn 4.300 tỷ đồng?

Tưởng chừng như là một câu chuyện đùa. Nhưng đây lại là câu chuyện có thật xảy ra tại thời Minh Trị. Khi lá cờ được công nhận và sử dụng trong lĩnh vực giao thương với nước ngoài. Lúc này thì đã được các nước Pháp, Anh, Hà Lan hỏi mua lại với 5 triệu yên lúc bấy giờ (tương đương 4.345 tỷ đồng hiện nay). Mặc dù chính quyền Minh Trị lúc bấy giờ vô cùng nghèo nàn tuy nhiên, bán cờ đồng nghĩa với việc bán nước. Vì thế họ đã quyết định từ chối các lời đề nghị này.

Hình tròn ở trung tâm lá cờ quốc kỳ Nhật Bản không chỉ là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu mà còn là hình ảnh mặt trời chuyển từ đêm sang ngày của xứ sở hoa anh đào. Hy vọng với những chia sẻ về quốc kỳ Nhật Bản và những điều có thể bạn chưa biết ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về đất nước này.

Xưởng may ZOZO
Xưởng may ZOZOhttp://xuongzozo.com
Chuyên thiết kế và sản xuất rối hơi, mascot, mô hình sản phẩm, túi vải các loại, thú nhồi bông, may các loại cờ phướn, cờ quảng cáo. Xưởng hoạt động tại HCM tuy nhiên sản phẩm được bán toàn quốc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN XEM NHIỀU

spot_img